Những câu hỏi thường gặp về hệ thống điện năng lượng mặt trời

Muốn bán điện cho ngành Điện thì liên hệ qua kênh nào?

Để được hỗ trợ, giải đáp mọi thông tin về ĐMTMN, quý khách hàng có thể liên hệ các số hotline dưới đây:

Khu vực Tổng đài Website Email
TP. Hà Nội 19001288    
TP. Hồ Chí Minh 1900545454    
Miền Bắc 19006769    
Miền Trung 19001909    
Miền Nam 19001006

 

19009000

   
Điện lực thanh toán tiền mua điện mặt trời như thế nào?

Điện lực sẽ thanh toán cho chủ đầu tư hàng tháng, theo hình thức chuyển khoản (phí chuyển khoản do chủ đầu tư chịu):

– Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp có phát hành hóa đơn: Hàng tháng, Công ty Điện lực nhận hóa đơn và thanh toán tiền điện theo hóa đơn do chủ đầu tư phát hành theo quy định.

– Đối với chủ đầu tư là hộ gia đình, cá nhân (không phát hành hóa đơn): Hàng tháng, Công ty Điện lực thực hiện lập bảng kê để thanh toán tiền điện cho chủ đầu tư, tiền thanh toán không bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Giá bán điện mặt trời mái nhà cho ngành Điện hiện nay như thế nào?

– Nếu công trình có ngày vận hành thương mại trước ngày 30/6/2019, giá mua điện từ các dự án ĐMTMN áp dụng theo Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 11/4/2017 là 9,35 UScents/kWh, tương đương 2.164 VNĐ/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và áp dụng trong vòng 20 năm.

– Nếu công trình có thời điểm vận hành và xác nhận chỉ số công tơ trong giai đoạn từ ngày 1/7/2019 – 31/12/2020, giá mua điện từ các dự án ĐMTMN áp dụng theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg ngày 06/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ là 8,38 UScents/kWh, tương đương 1.943 VNĐ/kWh, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng và áp dụng trong vòng 20 năm.

Lắp đặt điện mặt trời mái nhà thì có cần dùng điện lưới nữa không?

Điều này phụ thuộc mô hình lắp đặt, nhu cầu sử dụng, quy mô công trình, sản lượng điện mà hệ thống điện mặt trời mái nhà sản xuất được.

Nếu lắp đặt hệ thống ĐMTMN độc lập với lưới điện quốc gia, có ắc quy lưu trữ và sản lượng điện sản xuất ra đáp ứng đủ nhu cầu phụ tải, thì gia đình không cần sử dụng điện lưới. Nếu sản lượng điện mặt trời không đủ, thì vẫn cần sử dụng thêm điện lưới.

Ban đêm, hệ thống điện mặt trời mái nhà có thể tạo ra điện không?

Hệ thống điện mặt trời mái nhà không thể sản xuất ra điện vào ban đêm.

Nếu không muốn sử dụng điện lưới vào thời điểm này, khách hàng có thể nghiên cứu trang bị thêm bộ lưu trữ điện (acquy). Tuy nhiên, chi phí sẽ cao hơn và thời gian hoàn vốn sẽ lâu hơn so với hệ thống nối lưới không có ắc quy lưu trữ. Đó là chưa kể, chi phí thay bộ lưu trữ điện (acquy) khi hết vòng đời sử dụng.

Điện năng lượng mặt trời đem lại những lợi ích gì?

Lợi ích cụ thể của điện năng lượng mặt trời là:

  • Tiết kiệm đến hơn 90% chi phí điện năng hàng tháng cho quá trình sinh hoạt và sản xuất.
  • Lắp đặt và sử dụng điện mặt trời đảm bảo lượng điện sử dụng ổn định, không bị chập chờn hay mất điện thất thường nữa.
  • Lắp đặt 1 lần nhưng lại có thời gian sử dụng lâu lên tới 30 năm.
  • Giúp nâng tầm ngôi nhà, doanh nghiệp của bạn lên. Trở lên hiện đại và sang trọng hơn
  • Bảo vệ môi trường, làm giảm bớt ô nhiễm nguồn không khí, giảm quá trình hiệu ứng nhà kính.
  • Có thể đem lại một khoản thu nhập thụ động khi bán lại điện dư cho EVN.
Hệ thống điện mặt trời hoạt động như thế nào?

Đầu tiên, hệ thống pin năng lượng mặt trời được lắp đặt ở mái nhà hoặc những nơi thuận lợi để thu nhiều ánh sáng mặt trời nhất. Ánh sáng mặt trời chiếu vào pin, được hấp thụ và biến đổi thành dòng điện 1 chiều theo hiệu ứng quang điện.

Dòng điện một chiều sẽ được thiết bị inverter chuyển đổi thành dòng điện xoay chiều. Từ đó tạo ra dòng điện cung cấp cho các thiết bị điện và nhu cầu sử dụng điện của chúng ta.

Cấu tạo của hệ thống điện mặt trời gồm những gì?

Các thành phần chính cho hệ thống hòa lưới là:

  • Các tấm pin mặt trời để thu ánh sáng mặt trời. 
  • Biến tần để chuyển đổi dòng điện từ pin mặt trời sản xuất ra dòng điện tương ứng với các thiết bị điện gia dụng
  • Giá đỡ để gắn kết các tấm pin với mái nhà. 

Các thành phần chính cho hệ thống độc lập là: 

  • Các tấm pin mặt trời để thu năng lượng mặt trời
  • Biến tần để chuyển đổi dòng điện
  • Giá đỡ là nền móng để gắn các tấm pin 
  • Ắc quy điện để lưu trữ lượng điện mặt trời tạo ra
  • Bộ điều khiển sạc năng lượng mặt trời để kiểm soát các tấm pin sạc. 

Ngoài các thiết bị sẵn này còn có các thiết bị khác đi kèm như: đồng hồ điện, bộ ngắt kết nối, dây điện.

Sử dụng hệ thống điện mặt trời có đảm bảo an toàn không?

Khi đấu nối lắp đặt các hệ thống điện năng lượng mặt trời, công ty và kỹ sư lắp đặt đã tính toán kỹ lưỡng sao cho chính xác với các vật dụng sử dụng điện. Vì thế bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng điện mặt trời.

Tôi chưa biết gì về điện mặt trời có lắp đặt được hay không?

Những ưu điểm mà điện mặt trời mang lại cho chúng ta là vô cùng to lớn như:

  • Tự chủ nguồn điện 
  • Đầu tư sinh lời 
  • Giảm thiểu chi phí 
  • Bảo vệ môi trường
  • Giảm gánh nặng cho quốc gia
  • ……..

Vì thế ngay cả khi các bạn chưa hiểu gì về điện mặt trời thì cũng nên tìm hiểu qua và lắp đặt cho mình một hệ thống. 

ALENERGY sẽ là đơn vị hỗ trợ tư vấn cho quý khách hàng về điện năng lượng mặt trời một cách tổng quát và đơn giản nhất.

Chi phí đầu tư lắp hệ thống điện năng lượng mặt trời khoảng bao nhiêu tiền?

Chi phí đầu tư cho hệ thống điện năng lượng mặt trời ở Việt Nam có giá khoảng 16 triệu – 20 triệu đồng/kW. Tùy thuộc vào vị trí ngôi nhà, khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu, tình trạng ngôi nhà,… mà báo giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời cũng khác nhau. Để được tư vấn cụ thể quý khách xin vui lòng liên hệ với các chuyên gia 

Tôi có thể tự lắp đặt điện mặt trời không?

Nhiều người muốn tiết kiệm tiền nên lựa chọn tự lắp đặt hệ thống điện mặt trời. Nếu bạn quan tâm đến việc cài đặt hệ thống của riêng mình thì cần nghiên cứu, xem xét kỹ các hướng dẫn cài đặt để có cái nhìn tổng quan nhất về hệ thống mà bạn đang có ý định lắp, tránh những sai sót khi lắp đặt. 

Tuy nhiên ALENERGY khuyên rằng để đảm bảo chất lượng cũng như quá trình sử dụng tốt thì bạn có thể thuê công ty lắp đặt. Hãy lựa chọn những công ty cung cấp hệ thống điện mặt trời gồm các trình lắp đặt đi kèm.

Có những hệ thống điện năng lượng mặt trời nào?

Có 3 hệ thống điện năng lượng mặt trời chính:

– Hệ thống điện năng lượng mặt trời hòa lưới là hệ thống kết nối trực tiếp với lưới điện quốc gia. Lưới điện đóng vai trò như bộ lưu trữ điện, tức là bạn sẽ không cần phải mua thêm pin lưu trữ hay bộ ắc quy lưu trữ. Điều này giúp tiết kiệm được nhiều chi phí lắp đặt. Vì thế mà chúng tôi luôn khuyên khách hàng sử dụng hệ thống hòa lưới cho ngôi nhà của bạn. 

– Trường hợp nếu bạn ở nơi có điện lưới chập chờn, không có khả năng kết nối với lưới điện thì bạn có thể lựa chọn hệ thống điện năng lượng mặt trời độc lập. Hệ thống sử dụng ắc quy điện để bạn có thể lưu trữ năng lượng và sử dụng điện khi trời tối. 

– Ngoài ra bạn có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời kết hợp hòa lưới và độc lập. Loại hệ thống này gần như với hệ thống hòa lưới nhưng có thêm ắc quy để lưu trữ điện trong trường hợp mất điện.

Làm thế nào để tính sản lượng điện hệ thống đã sinh ra?

a có công thức tính sản lượng điện hệ thống năng lượng mặt trời sinh ra như sau:

E = A × r × H × f

Trong đó: 

E: sản lượng của hệ thống điện mặt trời tính trung bình (kWh)

A: tổng diện tích tấm pin mặt trời (m2)

r: hiệu suất của tâm pin mặt trời (%)

f: hệ số tổn thất do chuyển đổi điện từ 1 chiều thành xoay chiều. Hệ số này thường được lấy là 0,75. 

H: cường độ bức xạ ánh sáng mặt trời trung bình (kWh/m2)